Phát triển đô thị tương xứng với tiềm năng kinh tế – Bài toán nào đặt ra cho Bạc Liêu?
Trong gần 2 năm nền kinh tế Việt Nam gặp khó bởi dịch Covid-19 thì một số địa phương thuộc khu vực ĐBSCL trong đó có Đông Hải (Bạc Liêu) đã có những cú lội ngược dòng, thu hút thành công nguồn vốn FDI hàng tỷ đô.
Đông Hải trở thành điểm sáng thu hút dòng vốn FDI
Giai đoạn 2020 – 2021, chỉ tính riêng tại huyện Đông Hải (Bạc Liêu) đã thu hút gần 120.000 tỷ đồng đầu tư đến từ các doanh nghiệp FDI, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, cảng biển nước sâu và nông nghiệp – thủy sản công nghệ cao.
Riêng trong lĩnh vực năng lượng sạch, 4 doanh nghiệp Mỹ đã quyết định đầu tư 4 tỷ USD để triển khai dự án điện khí LNG Đông Hải. Bên cạnh đó, CP Group – doanh nghiệp hàng đầu Thái Lan về nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao đã bắt tay triển khai dự án phát triển công nghệ nuôi tôm với tổ hợp nghiên cứu thủy sản lớn nhất Đông Nam Á.
Mới nhất, dự án Cảng biển nước sâu Gành Hào được Chính phủ phê duyệt quy hoạch theo Quyết định số 77/QĐ-TTg ngày 13/01/2020 và Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24/06/2014, đưa dự án trở thành mũi nhọn trong phát triển kinh tế ven biển của ĐBSCL.
Dự án này đã được Hiệp hội Doanh nghiệp Vận tải biển Hà Lan đầu tư phát triển với mô hình tương tự cảng Rotterdam – Cảng biển nước sâu lớn nhất Châu Âu. Đây là tiền đề quan trọng giúp ĐBSCL tạo nên chuỗi giá trị khép kín trong tuyến vận tải biển Châu Á – Thái Bình Dương kết nối với thế giới.
Trong chương trình xúc tiến đầu tư năm 2022, tỉnh Bạc Liêu định hướng thu hút đầu tư vào 5 lĩnh vực gồm: Phát triển nông nghiệp, công nghiệp (trọng tâm là năng lượng tái tạo và điện khí), du lịch, thương mại – dịch vụ – giáo dục – y tế chất lượng cao, kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng – an ninh.
Là tỉnh đi đầu của ĐBSCL về phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, hiện trên địa bàn tỉnh có nhà máy điện gió Bạc Liêu đã phát điện lên lưới quốc gia gần 800 triệu kWh và đang tiếp tục đầu tư giai đoạn 3 (công suất 142MW); các nhà máy điện gió Đông Hải 1, Đông Hải 2 và Hòa Bình 1 (công suất 50MW/nhà máy) đang được đẩy nhanh tiến độ thực hiện; nhà máy Kosy Bạc Liêu 1,2,3 cùng với 17 dự án điện gió khác với tổng công suất gần 3.000 MW đang trình bổ sung quy hoạch.
Với những thành tựu đã đạt được và định hướng phát triển kinh tế trong giai đoạn mới, Bạc Liêu đang cho thấy những bước tiến vững chắc trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững, chọn năng lượng tái tạo là một trong những lĩnh vực ưu tiên phát triển hàng đầu. Tuy nhiên, một bài toán đang được đặt ra cho chính quyền địa phương là làm thế nào để phát triển đô thị tương xứng với tiềm năng kinh tế vùng?
Giải quyết bài toán quy hoạch cần sự chung tay của các nhà phát triển dày dạn kinh nghiệm
Sở hữu nhiều tiềm năng phát triển, Bạc Liêu có đủ điều kiện để phát triển kinh tế đô thị, hiện tỉnh này có 1 đô thị loại II (TP. Bạc Liêu), 1 đô thị loại III (thị xã Giá Rai), 04 đô thị loại IV và 07 đô thị loại V. Với mục tiêu đô thị hóa 45% và có đô thị loại I vào năm 2025, tỉnh đã thu hút nhiều nguồn lực đầu tư để phát triển.
Tiến trình đô thị hóa nhanh và bền vững cũng tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, trong đó nhà ở đô thị – tài nguyên có giá trị lớn, gắn liền với thị trường bất động sản đóng vai trò quyết định trong sự ổn định của kinh tế đô thị.
Với tầm nhìn nói trên, huyện Đông Hải đang thiếu hụt những mô hình đô thị hiện đại, những trung tâm thương mại, khu vui chơi, giải trí… xứng tầm với “kinh đô năng lượng sạch” vùng ĐBSCL.
Đến hiện tại, TNR Stars Đông Hải do TNR Holdings Vietnam làm chủ đầu tư là một trong những dự án được nhiều kỳ vọng của chính quyền địa phương về quy hoạch cảnh quan, thiết kế cũng như các tiện ích đáp ứng nhu cầu sống ngày càng cao của người dân địa phương và các chuyên gia quốc tế đến làm việc tại Đông Hải. Thông tin về dự án đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm, chú ý của người dân địa phương và giới đầu tư.
Theo các chuyên gia về bất động sản, TNR Stars Đông Hải không chỉ kịp thời giải quyết nhu cầu nhà ở chất lượng cao cho người dân địa phương mà còn đón đầu nguồn cầu nhà ở cho lực lượng lao động tham gia tại các dự án FDI. Trong thời gian tới, khi các dự án đi vào triển khai xây dựng và vận hành, mật độ dân cư cơ học tại thị trấn Gành Hào được dự báo sẽ gia tăng nhanh chóng.
“Dự án sẽ cung cấp ra thị trường 350 lô đất nền nhà phố, biệt thự, shophouse và dành 62% quỹ đất để phát triển hệ thống tiện ích – dịch vụ. Chúng tôi mong muốn sẽ góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân Đông Hải trong thời gian tới”, đại diện chủ đầu tư cho biết.
Còn theo đánh giá của giới đầu tư, 100% sản phẩm tại dự án đã được cấp sổ đỏ, pháp lý minh bạch là những điểm hấp dẫn bên cạnh chính sách giao dịch thuận tiện.
Nguồn: Báo Cung Cầu