Bất động sản Sơn La cất cánh nhờ hạ tầng sân bay và giao thông
Tọa lạc tại vị trí chiến lược trung tâm hành chính mới của thành phố Sơn La, TNR Grand Palace Sơn La hứa hẹn trở thành điểm nhấn thúc đẩy thị trường bất động sản nói riêng và phát triển kinh tế Sơn La nói chung.
Sơn La điểm nhấn trong phát triển kinh tế trục Tây – Tây Bắc
Sơn La được biết đến là tỉnh miền núi, biên giới (với hơn 274km đường biên giới quốc gia giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào). Từ các yếu tố như địa hình chia cắt, khó khăn về kết cấu hạ tầng, giao thông…, Sơn La được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến phát triển kinh tế hạ tầng cơ sở. Đặc biệt, Sơn La cũng là tỉnh có nguồn thu về phát triển thủy điện gần như cao nhất cả nước với hệ thống thủy điện lớn nhất Đông Nam Á – Thủy điện Sơn La.
Hạ tầng giao thông nông thôn, hạ tầng thủy lợi được tỉnh đầu tư xây dựng, nâng cấp theo hướng đa mục tiêu, vừa thúc đẩy phát triển nông nghiệp, vừa sẵn sàng đáp ứng nhiệm vụ quốc phòng, nhất là các tuyến đường, bảo đảm cơ động lực lượng trên tuyến biên giới. Đặc biệt, hệ thống giao thông huyết mạch được đầu tư xây dựng bài bản như tuyến cao tốc Hòa Bình – Sơn La; dự án cải tạo, nâng cấp Cảng hàng không Nà Sản… tạo điều kiện cho Sơn La phát triển kinh tế.
Giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân của Sơn La tăng 5,46%/năm, năm 2020, tổng sản phẩm GRDP (theo giá hiện hành) đạt 56.009 tỷ đồng, tăng 1,54 lần so với năm 2015, đứng thứ 5/14 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, tạo cơ sở vững chắc cho tiềm lực kinh tế trong thế trận quốc phòng của tỉnh.
Sơn La phát triển đồng bộ hệ thống du lịch – giao thông đa đạng
Trong chiến lược phát triển kinh tế, Sơn La đặc biệt chú trọng phát triển du lịch, trong đó, tỉnh đã đầu tư xây dựng một số sản phẩm, sự kiện du lịch gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giới thiệu quảng bá nông sản an toàn như: Ngày hội xoài Yên Châu; ngày hội nhãn Sông Mã; ngày hội sắc màu văn hóa Hang Chú (Bắc Yên), hội chè cao nguyên Mộc Châu; Ngày hội hoa Đào xã Lóng Luông (Vân Hồ)… Cùng với đó, hệ thống cơ sở lưu trú cũng phát triển mạnh với trên 350 khách sạn, nhà nghỉ du lịch, homestay. Đến nay, lượng khách du lịch đến Sơn La đạt khoảng 2 triệu 500 nghìn lượt người/năm, trong đó khách quốc tế trên 110 nghìn lượt; tổng doanh thu từ du lịch đạt 1.915 tỷ đồng; tạo việc làm cho khoảng 13.350 lao động.
Đặc biệt, ngay tại trung tâm thành phố Sơn La du khách cũng có thể trải nghiệm du lịch tắm suối khoáng nóng Bản Mòng cách trung tâm thành phố chưa đầy 5km.
TNR Grand Palace Sơn La – điểm nhấn trong kiến trúc và không gian sống đẳng cấp tại thành phố Sơn La
TNR Grand Palace Sơn La do TNR Holdings Vietnam (thành viên của tập đoàn TNG Holdings Vietnam với 25 năm xây dựng và phát triển) là đơn vị quản lý và phát triển. Đây là dòng sản phẩm cao cấp và cũng là một trong số những dự án trọng điểm của TNR Holdings Vietnam tại thị trường Sơn La, tiếp nối thành công tại thị trường bất động sản các tỉnh lân cận như Bắc Giang, Cao Bằng, Yên Bái…
Cùng với các ông lớn bất động sản đang hiện diện tại Sơn La, sự góp mặt của TNR Holdings Vietnam với dự án TNR Grand Palace Sơn La sẽ chung tay thúc đẩy thị trường bất động sản nơi đây khởi sắc.
Tọa lạc tại vị trí trung tâm của khu hành chính mới tỉnh Sơn La với tổng thương phẩm 92 sản phẩm diện tích từ 86 đến 114 m2 cùng 11 tiện ích đặc quyền, TNR Grand Palace Sơn La là dự án khu đô thị thương mại– dịch vụ đẳng cấp hàng đầu của tỉnh. Dự án gồm 2 tiểu khu The Legend và The Elite theo mô hình phức hợp, đồng bộ với cảnh quan và tiện ích, cách Quảng trường trung tâm thành phố Sơn La, khu hành chính mới chưa đầy 300m. Mặt tiền dự án nhìn ra con sông Nậm La với hồ Sanh – Đảo Ngọc, kết nối trực tiếp với với trung tâm hành chính tỉnh Sơn La thông qua tuyến đường Tô Hiệu theo các nhánh thuận tiện dễ dàng.
Nguồn: cafef.vn